Giới thiệu tổng quan Triết_học_khoa_học

Karl Popper, 1980

Định nghĩa khoa học

Việc phân biệt giữa khoa học và phi khoa học liên quan tới vấn đề ranh giới. Ví dụ, có nên coi phân tâm học như một khoa học? Và còn các môn như khoa học tạo hóa, giả thuyết đa vũ trụ lạm phát hay kinh tế học vĩ mô? Karl Popper gọi đây là câu hỏi trung tâm trong triết học về khoa học. Tuy nhiên, không có một giải pháp thống nhất nào được đồng thuận bởi các nhà triết học, một số nhà triết học cho rằng vấn đề này không thể giải quyết được hoặc là không thú vị. Martin Garner ủng hộ việc sử dụng tiêu chuẩn Potter Stewart ("Tôi biết nó khi tôi thấy nó") để nhận biết giả khoa học.

Những nỗ lực ban đầu của các nhà thực chứng logic đặt nền tảng của khoa học trong sự quan sát trong khi coi những gì không quan sát được là phi khoa học và do đó vô nghĩa. Popper lập luận rằng đặc tính trung tâm của khoa học là tính có thể sai. Theo đó, một tuyên bố mang tính khoa học đích thực đều phải có khả năng bị chứng minh là sai, ít nhất là trên nguyên tắc.

Một lĩnh vực nghiên cứu hay tư tưởng mà giả mạo như khoa học nhằm cố gắng để đạt được tính chính đáng nó không có thì có thể được xem là ngụy khoa học, khoa học bên lề hay khoa học rác. Nhà vật lý học Richard Feyman đặt ra thuật ngữ "khoa học giáo phái - hàng hóa" cho trường hợp mà nhà nghiên cứu tin rằng họ đang làm khoa học bởi hoạt động của họ có vẻ ngoài giống khoa học nhưng thực sự thiếu "một kiểu trung thực hoàn toàn" để cho phép đánh giá chặt chẽ chính xác các kết quả của họ.

Giải thích khoa học

Một câu hỏi liên quan mật thiết là việc đánh giá thế nào là một giải thích tốt về mặt khoa học. Nhằm nhiệm vụ cung cấp các dự đoán về các sự kiện tương lai, xã hội thường dùng các lý thuyết khoa học để cung cấp lời giải thích cho những sự kiện thường xảy ra hoặc đã xảy ra. Các nhà triết học cũng khảo sát tiêu chuẩn mà với nó, một lý thuyết khoa học có thể được coi là đã giải thích thành công một hiện tượng, cũng như việc làm rõ ý nghĩa khi nói rằng một lý thuyết khoa học có "năng lực giải thích".

Biện minh cho khoa học

Mặc dù thường xuyên được dùng, nó là không rõ ràng việc làm thế nào chúng ta có thể đưa ra sự hợp lý của một mệnh đề tổng quát từ một số riêng lẻ các trường hợp hay là việc suy ra chân lý của một lý thuyết từ một chuỗi các thử nghiệm thành công. Lấy ví dụ, một con gà quan sát rằng mỗi sáng người nông dân đến và đưa cho nó thức ăn, trong 100 ngày liên tục. Con gà có thể sử dụng lập luận quy nạp để suy ra rằng người nông dân sẽ đem thức ăn tới mọi buổi sáng. Tuy nhiên, một buổi sáng, người nông dân đến và giết con gà. Làm thế nào mà tư duy khoa học lại đáng tin cậy hơn tư duy của một con gà?

Một cách tiếp cận khả dĩ là thừa nhận rằng quy nạp không thể đạt tới sự chắc chắn, nhưng việc quan sát càng nhiều các trường hợp của một mệnh đề tổng quát ít nhất sẽ khiến nó đáng tin hơn. Cho nên con gà đã đúng khi kết luận từ tất cả các buổi sáng đó rằng rất có thể người nông dân sẽ đến với thức ăn lần nữa vào sáng mai, ngay cả khi điều đó là không chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi khó về việc đâu là xác suất chính xác mà tại đó bằng chứng đưa ra biện minh được cho một mệnh đề tổng quát. Một cách thoát khỏi những khó khăn này là tuyên bố rằng mọi niềm tin về các lý thuyết khoa học là chủ quan, mang tính cá nhân và tư duy, và sửa đổi tư duy chỉ thuần túy là việc bằng chứng đã thay đổi niềm tin chủ quan của một người theo thời gian.

Một số lập luận cho rằng những gì các nhà khoa học làm hoàn toàn không phải là tư duy quy nạp nhưng là tư duy hồi quy (abductive reasoning - tư duy "thám tử"), hay là suy luận tới lời giải thích tốt nhất. Theo cách này, khoa học không phải là việc khái quát hóa các trường hợp riêng biệt nhưng là việc giả thiết hóa các giải thích cho những gì được quan sát. Không phải luôn luôn rõ ràng về việc thế nào là "lời giải thích tốt nhất." Lưỡi dao Ockham, đưa ra tiêu chuẩn về sự đơn giản để lựa chọn những giải thích, đóng một vai trò quan trọng trong vài phiên bản của cách tiếp cận này.

Quan sát không thể tách rời khỏi lý thuyết

Mục đích của khoa học

Các giá trị và khoa học